NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA BẰNG ĐIỆN

5
(1)

I. Cấu tạo của máy, những bộ phận cơ bản:

    Trước khi đi vào mô tả hoạt động, việc tìm hiểu các chức năng của các bộ phận chính của máy ép nước cốt dừa bằng điện là việc vô cùng quan trọng để chúng ta có thể hiểu nhanh và rõ ràng hơn.

*Các bộ phận chính của máy ép cốt dừa bao gồm:

  • Phễu đựng và nạp cốt dừa: Làm bằng chất liệu inox 304 không gỉ, thiết kế khoang rộng rãi, dễ vệ sinh.
  • Mô tơ: Là loại mô tơ giảm tốc mới sản xuất với dây đồng 100%, công suất có thể lên đến 1500W(2HP). Như vậy, máy có thể hoạt động mạnh mẽ lâu dài mà không hề tốn điện.
  • Trục ép: làm từ inox nguyên khối có độ cứng cao, rất dày, chịu lực tốt, đẩy và ép dừa lấy nước cốt với hiệu suất cao đến 90%. Bigstar đã thiết kế một cách hợp lý để khi hoạt động không làm tổn thương đến lưới lọc và hoàn toàn không  gây ra tiếng ồn lớn.
  • Ống lưới: Gồm 2 lớp lưới bằng inox thiết kế thông minh, có tác dụng lọc ra phần bã và phần nước cốt dừa, có thể tháo rời để vệ sinh hoặc thay mới dễ dàng, đồng thời cũng hạn chế bụi bẩn trong quá trình ép nước.
  • Đầu ra: Gồm máng ra nước cốt và máng xả bã nằm ở 2 phía khác nhau của máy, thuận tiện cho việc lấy sản phẩm.
  • Khung máy: Làm bằng inox chắc chắn, bao lấy các bộ phận của máy, thiết kế gọn nhẹ, an toàn và hạn chế rung lắc khi sử dụng.

BÀI VIẾT THAM KHẢO: Giới thiệu về máy sấy thăng hoa – Máy sấy đông khô

II. Nguyên lý hoạt động:

      Người sử dụng xoay công tắc theo chiều kim đồng hồ, máy bắt đầu hoạt động. Chuẩn bị dụng cụ hứng nước cốt dừa ở phía trước và xô hứng bã dừa ở bên cạnh máy, sau đó cho dừa lên phễu đựng cốt dừa và từ từ gạt dừa xuống phễu nạp.

      Khi đó, máy ép nước cốt dừa sẽ đưa dừa đến trục ép để tiến hành vắt kiệt, sinh ra nước dừa. Tiếp theo cơm dừa bị lẫn vào sẽ được lưới lọc sạch để trở thành nước dừa nguyên chất.

      Cuối cùng nước cốt dừa sẽ chảy ra lại máng ra nước cốt và bã dừa sẽ được xả ra từ đầu ra còn lại.

Bài viết tham khảo: Một vài điểm mà bạn cần biết về chiếc máy sấy nông sản

Sơ đồ:

Nhận thành phẩm từ các đầu ra

Bật công tắc và cho nguyên liệu vào phễu nạp

*Lưu ý:

   – Khi cơm dừa bị kẹt, cần vặn công tắc ngược kim đồng hồ, sau đó khởi động lại máy. Cơm dừa sẽ bị đùn ngược lại để thông trục ép và hoạt động lại bình thường.

   – Để đảm bảo chất lượng máy ép luôn ở mức tốt nhất, người sử dụng cần thường xuyên vệ sinh máy, nhất là ở phần trục ép và ống lưới..

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *